9C ĐÔNG ANH năm học 2006 - 2007



Join the forum, it's quick and easy

9C ĐÔNG ANH năm học 2006 - 2007

9C ĐÔNG ANH năm học 2006 - 2007

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
9C ĐÔNG ANH năm học 2006 - 2007

Những kỷ niệm anh em 9C vẫn sẽ còn mãi


    Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo

    Admin
    Admin
    SIÊU NHÂN
    SIÊU NHÂN


    Tổng số bài gửi : 547
    Join date : 30/05/2008
    Age : 32
    Đến từ : đi từ nhà đến đây

    Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo Empty Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo

    Bài gửi  Admin Fri 01 May 2009, 8:22 pm

    Trước đòi hỏi bức thiết của xã hội về đội ngũ những người làm nghề giáo, vấn đề quy chuẩn đạo đức nhà giáo đang được dự kiến đưa vào luật để tăng tính thực thi. Bên lề Hội thảo về đạo đức và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, ghi nhận một vài ý kiến.



    Hiệu trưởng THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) Đặng Đình Đại: Bó hoa, hộp bánh, cân đường... tặng thầy cô giờ đều được quy ra phong bì

    Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo Thay-DaiTôi làm trong ngành giáo dục được 39 năm. Hồi còn dạy ở Cao Bằng, trong ngày Tết của thầy cô, quà của học trò đơn giản chỉ là những bông hoa mọc ven đường. Lúc tôi về Hà Nội, thời buổi kinh tế khó khăn, trò tặng thầy khi là bịch mì chính, khi là bịch gạo 5kg. Dần dần, các thứ đó cồng kềnh quá, cái gì cũng được quy ra "thóc".

    Vừa rồi, tôi đọc báo thấy có phụ huynh nói chạy trường cho con không mất đồng nào nhưng sau đó tới cảm ơn hiệu trưởng với một gói quà có phong bì 500 USD. Sau đó thầy hiệu trưởng đã gọi người này đến và yêu cầu nhận lại. Nhưng sau đó vào dịp khác, phụ huynh này lại đến tặng quà với phong bì là 700 USD và lần này thầy hiệu trưởng không thấy gọi lại để trả.

    Mình có cháu đi học, cũng muốn cảm ơn cô giáo nhưng nếu tặng mỹ phẩm lại sợ cô dùng không được. Phụ huynh thường nói có bó hoa, hộp bánh, cân đường... tặng cô nhưng tất cả giờ được quy ra phong bì. Dần dần, điều này trở thành xu hướng chung của toàn xã hội. Để giải quyết tận gốc rễ "văn hóa" phong bì, cần sự chung tay của cả xã hội, không riêng gì ngành giáo dục.

    Vừa qua, THPT Nguyễn Gia Thiều được chọn thí điểm chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Trường đã tổ chức cho giáo viên học tập, sau đó đánh giá theo chuẩn. Hiện, vướng mắc nhất chính là các tiêu chí vẫn còn chung chung, chủ yếu là định tính, còn định lượng chưa thật rõ. Việc ra đời chuẩn nghề nghiệp là bước tiến để có thước đo thầy cô, nhưng tiếc là chuẩn hiệu trưởng vẫn chưa được thực hiện.

    Hiệu trưởng THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm: Vi phạm nhân cách học trò phải ra khỏi ngành
    Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo Thay-TunglamSản phẩm của nhà giáo là tạo nên nhân cách. Từ xưa đến nay ta vẫn nhầm lẫn là tri thức. Luật nhấn mạnh vai trò đạo đức, nhân cách của nhà giáo có nghĩa chúng ta phải yêu cầu cao về những hành vi đạo đức nhà giáo. Do vậy, chuẩn đạo đức nhà giáo nên tiếp cận đặc thù lao động của nhà giáo.

    Nhà giáo nào vi phạm nhân cách học sinh, không tôn trọng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp hoặc bất cứ vi phạm đạo đức nào cũng phải bị xử lý. Luật nhà giáo phải có điều luật cụ thể với những mức hình phạt nhất định. Những người vi phạm nhân cách đối với học trò đều phải ra khỏi ngành, thuyên chuyển công việc khác.

    Và ngược lại, trong Luật cũng phải ghi rõ những công dân khác vi phạm nhân cách, thân thể, danh dự nhà giáo cũng bị xử lý từ phạt hành chính (bồi thường danh dự nhà giáo) cho tới chịu trách nhiệm hình sự.

    Bên cạnh đó, một vấn đề nữa cần quan tâm là khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cần được đề cập đến trong Luật nhà giáo. Tôi được tham khảo luật nhà giáo của Canada và thấy điều đầu tiên người ta quy định là giáo viên với học sinh. Giáo viên phải luôn luôn tôn trọng học sinh và không được lợi dụng nghề nghiệp để làm gương xấu cho học sinh. Ví dụ, theo quan điểm của tôi, giáo viên bậc tiểu học không được dạy thêm. Điều xấu nhất của chúng ta bây giờ là các thầy cô giáo đem học trò về nhà dạy.


    Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) Phạm Mạnh Hùng: Học sinh có thể giám sát thầy cô trên cơ sở tôn trọng và lễ phép
    Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo Hung_Nha-giaoBộ GD&ĐT có văn bản quy định về đạo đức nhà giáo với tiêu chí khá đầy đủ, chỉ có điều thực hiện thế nào và kiểm tra giám sát điều đó ra sao. Do hiệu lực của luật bao giờ cũng lớn nên ban soạn thảo muốn đưa đạo đức nhà giáo vào luật để tăng tính thực thi.

    Tiêu chí đầu tiên của một nhà giáo là phải đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, phẩm chất chính trị... và mỗi tiêu chuẩn này lại gắn với một tiêu chí cụ thể. Khi chuẩn nghề nghiệp giáo viên được ban hành sẽ là cơ sở quan trọng để các trường, cán bộ quản lý và nhà giáo xây dựng, điều chỉnh chương trình để hướng tới chuẩn đó. Ngay khi học trong trường sư phạm, giáo sinh đã phải hiểu chuẩn nghề nghiệp giáo viên là gì, khi đi dạy mình phải như thế nào...

    Việc giám sát thực hiện đạo đức và nghề nghiệp giáo viên trước hết phải từ nhà trường. Không chỉ cán bộ quản lý mà ngay cả đồng nghiệp, học sinh cho đến phụ huynh đều có quyền giám sát thầy cô trong việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Nhà giáo chịu sự giám sát của xã hội và kể cả học sinh cũng có thể giám sát thầy cô, tất nhiên trên cơ sở tôn trọng và lễ phép.
    Ngày 28/4, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo "Đạo đức và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc xây dựng Luật Nhà giáo". Theo nhiều giáo viên, cán bộ quản lý... giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo cần phải bị xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh tuổi làm việc của giáo viên sao cho phù hợp với từng bậc học bởi mầm non và tiểu học không thể sử dụng các giáo viên "có tuổi"... Có thể, cuối năm 2010, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được hoàn thành..

      Hôm nay: Mon 29 Apr 2024, 8:39 pm